CÁC ĐẶC ĐIỂM CẦN CHÚ Ý VỀ BIẾN (VARIABLE) TRONG SPSS
Trong các nghiên cứu khoa học, đề tài, luận văn cao học – tiến
sỹ, để có thể làm việc với SPSS thì điều đầu tiên bạn cần quan tâm đó chính là
việc khai báo biến trong SPSS. Đây là bước chuẩn bị bạn nên làm trước khi tiến
hành nhập liệu bằng SPSS. Thực ra bạn cũng có thể nhập liệu bằng excel sau đó
import vào trong SPSS, tuy nhiên xét cho cùng việc khai báo biến là bắt buộc phải
có.
Trong SPSS, việc khai báo biến sẽ được tiến hành trong tab
Variable view.
Biến (Variable) trong SPSS sẽ bao gồm các nội dung như sau:
Name: tên biến. Gõ trực tiếp tên biến ở ô này. Tên biến dài không
quá 8 ký tự hay kí số, không có ký tự đặc biệt và không bắt đầu bằng 1 số.
Thông thường thì nên đặt như câu hỏi. Ví dụ câu hỏi 1 thì đặt là C1
Type: kiểu biến..SPSS sẽ mặc định kiểu biến là Numeric (định
lượng). Muốn thay đổi kiểu biến hoặc độ rộng, số lượng số thập phân của biến định
lượng thì nhấp chuột vào nút … trong ô TYPE để mở hộp thoại. Ở đó sẽ có các kiểu
biến để lựa chọn
Width: độ rộng của biến là số hoặc ký tự tối đa có thể nhập
với biến dạng String
Decimals: số lẻ sau dấu phẩy
Label: nhãn biến.Đây là nội dung giải thích cho biến, nên viết
ngắn gọn dễ hiểu vì nội dung này sẽ hiện thay cho tên biến trong bảng kết quả của
các lệnh.
Values: đây là các giá trị mã hóa của biến. Nếu biến của bạn
là định tính thì tạm thời chưa quan tâm đến mục này. Tuy nhiên sau khi mã hóa
các biến định tính thành định lượng thì bạn cần chú ý. Bạn cần nhấp vào nút “…”
để thực hiện khai báo giá trị mã hóa.
Ô Value:
mã hóa các thang đo định tính
Ô Value
label:nhãn giải thích ý nghĩa của mã số đã nhập.
Thường thì value sẽ là thứ tự các đáp án trong câu hỏi và
value label là nội dung các đáp án đó
Missing: khai báo các giá trị bị khuyết. Ví dụ có người
không muốn trả lời, ta có thể quy định 99 có nghĩa là “không trả lời”. Thường
thì bỏ trống cũng được, sẽ coi là system missing.
Columns: khai báo độ rộng của cột biến khi ta nhập liệu. Còn
khi nhập liệu nếu bạn muốn cột rộng ra thì có thể kéo như trong excel.
Align: vị trí dữ liệu được nhập trong cột, thường chọn Right
Measure: chọn loại thang đo thể hiện dữ liệu với 3 loại
chính: Ordinary (thang thứ bậc), Norminal (thang danh nghĩa) và Scale (bao gồm
interval và Ratio là thang đo khoảng cách và tỉ lệ). Có thể nhiều người không
quan trọng phần này và hay hiểu sai ý nghĩa của các thang đo nhưng đôi khi quy
định không đúng thang đo sẽ khiến biến sẽ không được thực hiện trong 1 số lệnh
của SPSS.
Lấy ví dụ như sau:
Biến định dạnh Norminal sẽ không đưa vào mục Transform > Visual Binning được.
Đây là thủ tục để nhóm các biến định lượng lại thành các nhóm.
Trong việc sử dụng Table để tạo bảng tính, nếu biến định dạng
Scale thì Table sẽ kẻ bảng tổng hợp điểm trung bình (Mean) của biến, còn nếu biến
định dạng Norminal hoặc Ordinary thì Table sẽ tổng hợp tần suất các câu trả lời
trong biến.
Đây chỉ là hai trường hợp thường gặp và dễ nhận thấy nhất
khi xử lý biến trong SPSS.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhận nhập liệu, chỉnh sửa và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS cho các
nghiên cứu, khảo sát định lượng, các đề tài nghiên cứu khoa học.
Liên hệ: Nguyễn Thế Anh
Email: theanhnguyen2705@gmail.com
Số điện thoại: 0936935517